-
Tuần 1 - Ngày 10 tháng 7 năm 2019
- Giới thiệu về khóa học
- Hướng dẫn viết chương trình Python trên web
- Hướng dẫn sử dụng PyCharm
- Tổng quan về Python
- Kỹ năng sử dụng Google search
- Viết tài liệu kỹ thuật dùng Markdown
- Hàm xây dựng sẵn trong Python – math và random
- Cài đặt các công thức toán cơ bản
- Xây dựng hàm trong python
- Điều kiện if-else
- Những lỗi thường gặp trong Python
- Reading assignment
-
Tuần 2 - Ngày 17 tháng 7 năm 2019
-
Tuần 3 - Ngày 24 tháng 7 năm 2019
-
Tuần 4 - Ngày 31 tháng 7 năm 2019
-
Tuần 5 - Ngày 7 tháng 8 năm 2019
-
Advanced Python
-
Tuần 6 - Ngày 14 tháng 8 năm 2019
-
Tuần 7 - Ngày 28 tháng 8 năm 2019
-
Tuần 8
-
Tuần 9
Điều kiện if-else
Phép so sánh logic
Python hỗ trợ các phép so sánh cơ bản giữa hai biến. Ví dụ chúng ta có thể tìm ra quan hệ lớn hơn, nhỏ hơn, hay khác nhau giữa hai biến số. Bảng sau mô tả các phép so sánh giữa hai biến.
Ví dụ cho hai biến a
và b
kiểu int
, chúng ta có thể so sánh hai biến như sau
Các phép so sánh trả về giá trị True
hoặc False
, nên khi đọc code, chúng ta nên đặt câu hỏi để dễ hình dung ý nghĩa hơn. Thực thi đoạn code trên ta được
Chúng ta có thể lưu kết quả của phép so sánh vào biến, và biến này có kiểu dữ liệu là boolean.
Chúng ta có thể sử dụng cặp ngoặc tròn ()
để giúp code dễ đọc hơn
Điều kiện if
Trong pyhon, một khối code (một hay nhiều dòng code) có thể được thực thi khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn. Điều kiện if
cho phép chúng ta ràng buộc ngữ cảnh để thực thi một khối code. Điều kiện if
trong python có cú pháp như sau
Ở đây, condition
có thể là một biểu thức so sánh phức tạp, nhưng giá trị của condition
là True
hoặc False
.
Nếu condition
có giá trị là True
thì khối code bên trong if
được thực thi. Nếu condition
có giá trị là False
thì khối code trong if
được bỏ qua (không thực thi) và chương trình tiếp tục với khối code k2
. Lưu ý là sau condition
yêu cầu dấu 2 chấm :
và khối code bên trong if
phải thụt lề phù hợp. Sau đây là vài ví dụ dùng if
Thực thi đoạn code trên chúng ta có kết quả
Các bạn thế condition = False
và chạy xem kết quả thế nào nhé.
Biến condition
nhận giá trị từ một biểu thức so sánh
và kết quả thực thi đoạn code trên là
Điều kiện if-else
Điều kiện if-else
cho phép chúng ta thực hiện những tác vụ khi điều kiện cho if
không thỏa mãn. Cú pháp của if-else
như sau
Nếu biến condition
có giá trị là True
thì khối code trong if
được thực hiện. Nếu biến condition
có giá trị là False
thì khối code trong else
được thực hiện.
Ví dụ chúng ta được yêu cầu viết một chương trình nhằm tính giá tiền được giảm cho khách mua hàng. Khi tổng số tiền mua hàng lớn hơn hoặc bằng 1000 thì khách hàng sẽ được giảm 10%, và dưới 1000 sẽ giảm 5%.
Kiểm tra chương trình trên với total_cost = 1200
chúng ta được
và với total_cost = 800
chúng ta được
Chúng ta có thể dùng hai từ khóa and
và or
để xây dựng những biểu thức so sánh phức tạp hơn. Ví dụ, chúng ta được yêu cầu viết hàm check
nhận một tham số đầu vào age
là tuổi của một người. Nếu age
nằm trong đoạn [18, 55]
thì chương trình trả về True
, nếu không thì chương trình trả về False
.
Kiểm tra hàm check
với các giá trị age
khác nhau
Hàm check
có thể cải tiến bằng cách loại bỏ việc gọi từ khóa return
nhiều chỗ trong một hàm
Điều kiện if-elif-else
Cú pháp của điều kiện if-elif-else
như sau
Khi biểu thức điều kiện if
được thỏa mãn (expression1
là True
), thì khối code trong if
được thực hiện.
Trong trường hợp expression1
là False
, thì biểu thức expression2
của elif
được kiểm tra. Nếu expression2
là True
, thì khối code trong elif
được thực hiện. Cuối cùng, nếu expression2
là False
, thì khối code trong else
được thực hiện.
Ví dụ, chúng ta được yêu cầu viết hàm discount
nhằm tính giá tiền được giảm cho khách mua hàng. Khi tổng số tiền mua hàng lớn hơn hoặc bằng 2000 thì khách hàng sẽ được giảm 20%. Khi tổng số tiền mua hàng nằm trong khoảng [1000, 2000) thì khách hàng sẽ được giảm 10%, và dưới 1000 sẽ giảm 5%.
Kiểm tra hàm discount
với các input khác nhau. Xây dựng bộ test: nếu total_cost = 4000
thì discount sẽ là 800; nếu total_cost = 1600
thì discount sẽ là 160; nếu total_cost = 800
thì discount sẽ là 40. Bộ test này nhằm kiểm tra hàm chúng ta viết có chạy chính xác không.