-
Tuần 1 - Ngày 10 tháng 7 năm 2019
- Giới thiệu về khóa học
- Hướng dẫn viết chương trình Python trên web
- Hướng dẫn sử dụng PyCharm
- Tổng quan về Python
- Kỹ năng sử dụng Google search
- Viết tài liệu kỹ thuật dùng Markdown
- Hàm xây dựng sẵn trong Python – math và random
- Cài đặt các công thức toán cơ bản
- Xây dựng hàm trong python
- Điều kiện if-else
- Những lỗi thường gặp trong Python
- Reading assignment
-
Tuần 2 - Ngày 17 tháng 7 năm 2019
-
Tuần 3 - Ngày 24 tháng 7 năm 2019
-
Tuần 4 - Ngày 31 tháng 7 năm 2019
-
Tuần 5 - Ngày 7 tháng 8 năm 2019
-
Advanced Python
-
Tuần 6 - Ngày 14 tháng 8 năm 2019
-
Tuần 7 - Ngày 28 tháng 8 năm 2019
-
Tuần 8
-
Tuần 9
Cài đặt các công thức toán cơ bản
Bài 1: Chuyển góc từ độ sang radian
Công thức chuyển từ góc với đơn vị là độ \(A_d\) sang góc với đơn vị là radian \(A_r\) như sau
$$A_r = A_d \times \frac{\pi }{{180}}$$
Các bạn thử chạy chương trình sau. Chương trình yêu cầu nhập giá trị góc theo độ. Cho trước bộ test: góc 1 độ xấp xỉ 0.0175 radian; góc 23 độ xấp xỉ 0.4014 radian.
import math # yêu cầu user nhập góc (theo độ) và # ép kiểu dữ liệu về float degree = float(input("Input degrees: ")) # tính góc theo radian radian = degree*(math.pi/180) print(radian)
Kết quả
Input degrees: 45 0.7853981633974483
Công thức chuyển từ góc với đơn vị là radian sang góc với đơn vị là độ.
$$A_d = A_r \times \frac{180 }{{\pi}}$$
Các bạn thêm code để hoàn thành chương trình.
import math # yêu cầu user nhập góc theo radian và ép # kiểu dữ liệu về float radian = float(input("Input radians: ")) # tính góc theo độ #degree = ??? print(degree)
Bài 2:
Kiểm tra có phải tam giác vuông dựa vào công thức \(a^2 + b^2 = c^2\)
Chương trình sẽ nhận vào 2 số nguyên từ bàn phím, sau đó kiểm tra xem 3 số input có thỏa mãn công thức trên.
Các bạn kiểm tra và chạy tay xem cách thức hoạt động của code bên dưới.
# copy from Bùi Tống Minh Châu # yêu cầu user nhập giá trị a a = int(input("Hãy nhập giá trị a: ")) # yêu cầu user nhập giá trị b b = int(input("Hãy nhập giá trị b: ")) # yêu cầu user nhập giá trị c c = int(input("Hãy nhập giá trị c: ")) answer = not bool((a**2+b**2-c**2) * (a**2+c**2-b**2) * (c**2+b**2-a**2)) print('Tam giác trên có phải là tam giác vuông không? ', answer)
Kết quả
Hãy nhập giá trị a: 3 Hãy nhập giá trị b: 4 Hãy nhập giá trị c: 5 Tam giác trên có phải là tam giác vuông không? True
Bài 3
Viết chương trình chuyển từ độ C sang độ F.
Công thức chuyển từ độ C sang độ F là
$$F = C \times 9/5 + 32$$
# input temp_c = float(input('Nhập nhiệt độ theo độ C: ')) # process temp_f = ((9 / 5) * temp_c) + 32 # output print('Nhiệt độ F là: ', temp_f)
Kết quả
Nhập nhiệt độ theo độ C: 30 Nhiệt độ F là: 86.0
Công thức chuyển từ độ F sang độ C là
$$C = (F-32) \times 5/9$$
Các bạn hãy viết thêm code ở dòng 5 để hoàn thành chương trình này.
# input temp_f = float(input('Nhập nhiệt độ theo độ F: ')) # process temp_c = ??? # output print('Nhiệt độ C là: ', temp_c)
Bài 4
Cho trước giá nhà tại thành phố Unknown xắp xỉ với phường trình \(y = 5x + 4\), trong đó x
là diện tích nhà và y
là giá nhà với đơn vị là lượng vàng. Thành phố qui định diện tích cho phép nằm trong khoảng [50, 200]
. Viết chương trình ước lượng giá nhà với thông tin input là diện tích nhà.
# input area = float(input('Nhập diện tích nhà: ')) # process price = 5*area + 4 # output print('Giá nhà là:', price)
Kết quả
Nhập diện tích nhà: 100 Giá nhà là: 504.0
Chương trình trên chưa ràng buộc input
nằm trong khoảng [50, 200]
. Để làm được điều này, chúng ta cần thêm công cụ if-else
hay dùng hàm assert()
để kiểm tra.
Bài 5
Tính chu vi và diện tích cho các hình cơ bản. Dựa vào các công thức, các bạn xác định input cần thiết của chương trình để yêu cầu user nhập vào từ bàn phím.
Chương trình sau tính diện tích tam giác dựa vào 2 tham số b và h (các bạn tham khảo công thức nếu chưa biết ý nghĩa của 2 tham số này)
print('Chương trình tính diện tích tam giác') #input h = float(input('Hãy nhận giá trị h:')) b = float(input('Hãy nhận giá trị b:')) # process result = h*b/2 #output print('Diện tích tam giác với h và b đã cho là', result)
Kết quả
Chương trình tính diện tích tam giác Hãy nhận giá trị h: 5 Hãy nhận giá trị b: 8 Diện tích tam giác với h và b đã cho là 20.0
Bài 6
Tính giá trị đạo hàm tại \(x = x_0\) cho phương trình \(f(x) = 2x^2\)
Đầu tiên chúng ta cần tính đạo hàm cho phương trình \(f(x)\). Dựa vào bảng công thức tính đạo hàm, ta có thể tính được \(f'(x) = 4x\).
print('Chương trình tính giá trị đạo hàm tại một điểm') #input x = float(input('Hãy nhận giá trị x:')) # process result = 4*x #output print('Giá trị đạo hàm tại x =', x, ' là', result)
Kết quả
Chương trình tính diện tích tam giác Hãy nhận giá trị x:7 Giá trị đạo hàm tại x = 7.0 là 28.0